Những Định Kiến Sai Lầm Về Silicon Trong Mỹ Phẩm
Những tác dụng phụ, những trường hợp kích ứng do mỹ phẩm chứa silicon từ trước tới nay cứ được nhắc đi nhắc lại ở nhiều diễn đàn, nhưng hiếm khi có sự phản biện hay trích dẫn từ các nghiên cứu cụ thể.
1. Truyền thông bẩn
Có một thực tế đang xảy ra hằng này, đó là những khái niệm dù sai lầm nhưng nếu chúng được sớm lan truyền rộng rãi thì sẽ được đám đông công nhận là chân lý.
Nhiều tổ chức, diễn đàn như EWG Skin Deep® hay Campaign for Safe Cosmetics cố tình tung ra thông tin sai lệch, không đầy đủ một cách trơ tráo và cố ý trong một thời gian dài (giống như các chiến dịch chính trị bẩn thỉu) nhằm triệt phá các sản phẩm có chứa dẫn xuất silicon.
Vậy hãy xem sự thật về silicon trong mỹ phẩm có ghê gớm như bao lâu nay chúng ta được nghe?
If EWG’s shenanigans weren’t already repulsive enough!
2. Kiến thức cơ bản về Silicon
Tạm thời chúng ta hãy phân silicone thành hai nhóm ứng dụng cơ bản. Một nhóm ứng dụng trong công nghiệp, và một nhóm dùng trong ngành sức khoẻ y tế (mỹ phẩm nói riêng).
Các loại silicone công nghiệp gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Vì hiển nhiên là chúng rất khác biệt với silicone trong mỹ phẩm. Các tổ chức y tế và công nghiệp từ lâu đã ban hành những quy định nghiêm ngặc trong việc sử dụng silicone công nghiệp, cũng như liệt kê các tác động xấu của chúng trên cơ thể người.
Còn trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, thuật ngữ silicon dùng để chỉ một nhóm các hợp chất tổng hợp có chứa thành phần này. Silicon là một thành phần được tìm thấy trong hơn 90% các khoáng chất tạo nên vỏ trái đất.
Các silicon là các loại polyme silicon-carbon tổng hợp được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1950, các hợp chất dạng này mang một số đặc điểm độc đáo giúp chúng cải thiện ngoại quan, chức năng và hiệu suất của mỹ phẩm. Kể từ đó những dẫn xuất của silicon liên tục được nghiên cứu cho đến hiện tại.
3. Giải quyết một số định kiến về Silicon
Định kiến số 1:
” Silicon trong mỹ phẩm làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây kích ứng da, khiến mụn nổi nhiều hơn “
Giải quyết vấn đề:
Silicon được tổng hợp trong mỹ phẩm có nguồn gốc từ các thành phần khoáng chất được biết có tỉ lệ gây dị ứng cực thấp.
Ở đây chúng ta phải làm rõ thêm một cụm từ luôn được các thương hiệu in trên sản phẩm và hiển thị trong các mẫu quảng cáo. Đó là cụm từ “KHÔNG GÂY DỊ ỨNG”. Thật sự thì các sản phẩm được quảng cáo như vậy vẫn gây dị ứng nhưng ở tỉ lệ khá nhỏ. Mọi sản phẩm dù có pha chế cẩn thận đến mấy thì vẫn có một lượng khách hàng sẽ không dùng được, điều mà chúng ta hay nói là do Cơ Địa. Nếu là thương hiệu uy tín thì họ vẫn có ghi chú “Tác dụng của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa từng người” trên bao bì và các mẫu quảng cáo.
Phân tử silicon trong mỹ phẩm khá lớn để có thể xâm nhập hoặc gây nghẽn lỗ chân lông. Khoảng cách giữa các phân tử đủ lớn nên tạo ra sự thoáng khí, cho phép các thành phần dưỡng chất khác thấm được vào da.
Silicone cơ bản nhất trong mỹ phẩm là Dimethicone, có dạng lỏng, độ dày phụ thuộc vào chiều dài phân tử polime của nó. Cạnh đó là Cyclomethicone mang nhiều tính chất tương tự Dimethicone ngoại trừ nó bay hơi trong khi dimethicone thì không.
Trong sản phẩm chăm sóc da, Cyclomethicones thường được sử dụng như là một chất dẫn nhờ đặc tính bay hơi nhanh, nó còn giúp các loại kem trở nên mềm mịn, dễ bôi mà không bị rít.
Cấu trúc phân tử của Dimethicone có chứa một nhóm -OH khiến nó dễ hòa tan hơn trong nước. Tính chất này giúp nó dễ dàng được phối trộn vào sản phẩm có chứa nước tuy nhiên lúc đó thì hiệu năng của nó bị giảm sút.
Trong các sản phẩm trang điểm (kem nền, kem che khuyết điểm), Dimethicone thường được sử dụng vì chúng không bay hơi và ở lại trên da lâu hơn. Lúc này Dimethicone khóa các phân tử màu sắc lại trên da, ngăn các phân tử màu thấm vào da, đảm bảo sắc độ màu chân thực và bền bỉ.
Đặc điểm trên khiến sản phẩm makeup chứa silicon rất lý tưởng đối với da nhạy cảm, dễ bị mụn và rất tốt với người đang phục hồi sau quá trình giải phẫu thẩm mỹ. Bời vì các loại nhũ tương khác (glycerine, dầu khoáng / dầu thực vật / dầu ép từ các loại hạt) có kích thước phân tử rất nhỏ, đủ khả năng kéo theo các phân tử màu vào lỗ chân lông và gây tắc nghẽn, nổi mụn.
LƯU Ý: American Academy of Dermatology đề xuất silicone sử dụng trong mỹ phẩm là “một thành phần hữu ích trong các sản phẩm trang điểm. Đối với bệnh nhân bị mụn trứng cá và bệnh rosacea (chứng đỏ mặt), sản phẩm trang điểm chứa silicone có thể làm giảm đỏ da, châm chích hoặc kích thích.”
Bổ sung thêm
Các bệnh viện và các cơ sở y tế chủ yếu sử dụng chất kết dính y tế (các loại băng, gạc…) gốc SILICONE vì silicone có tỷ lệ xảy ra phản ứng dị ứng da cực kỳ thấp…trái ngược với chất kết dính y tế gốc latex được dùng trong quá khứ (các bạn hoàn toàn có thể tự tìm các thống kê khoa học về mức độ phổ biến của dị ứng latex).
Xin nhắc lại rằng: Các bác sĩ y khoa đồng tình rằng chất kết dính y tế gốc silicone an toàn khi sử dụng gần các vết thương hở. Bạn đã thấy bằng chứng này đủ thuyết phục về độ an toàn của loại silicone trong mỹ phẩm chưa?
Định kiến số 2:
” Silicone trong mỹ phẩm rất nguy hiểm khi hít vào phổi “
Giải quyết vấn đề:
Thật mệt mỏi khi nghe thấy những kết luận cuồng loạn vô căn cứ xung quanh tính an toàn của các sản phẩm bông phấn trang điểm chứa silicon.
Silicon được sử dụng để tạo ra các loại phấn trang điểm hoàn toàn an toàn – ngay cả khi ta hít vào. Thế nhưng không hiếm các thương hiệu triển khai chiến dịch quảng cáo mang tính hù doạ khi nói rằng sản phẩm của mình an toàn hơn so với sản phẩm khác. Cách mà họ thường sử dụng là cố tình đưa ra các thông tin không đầy đủ.
Các thương hiệu cùng những đơn vị quảng cáo vô đạo đức và các nhóm lợi ích sẽ trích dẫn các cảnh báo nguy hiểm đối với loại silicon công nghiệp và mang đi rêu rao trên truyền thông. Đồng thời lờ đi sự thật rằng các cảnh báo này không áp dụng cho các dẫn xuất silicon dùng trong mỹ phẩm.
4. Hãy từ bỏ lối tư duy vô căn cứ
Mọi người đều cần phải từ bỏ những phỏng đoán và sử dụng các nghiên cứu khi thảo luận về các thành phần mỹ phẩm. Hãy giữ vững lập trường, đừng vội vàng kết luận khi chưa kiểm chứng thông tin. Kiến thức là sức mạnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét