Những điều cần biết về chiết xuất hoa cúc
Hiện nay, sự phổ biến của việc sử dụng các thành phần tự nhiên, đặc biệt là hoa cúc, trong các sản phẩm skincare không còn là điều xa lạ. Điều này là kết quả của việc từ lâu, con người đã tích lũy kinh nghiệm sử dụng các nguyên liệu này trong cuộc sống hàng ngày.
1. Sự kết hợp giữa khoa học và tự nhiên
1.1 Mọi thứ đều bắt nguồn từ tự nhiên
Trước tiên tôi xin được nói lướt qua về điểm chung giữa nền y học phương tây và phương đông.
Nền y học phương Đông và phương Tây đều bắt nguồn từ những nghiên cứu về chính những thứ đang hiện hữu quanh chúng ta. Các loại dược phẩm cũng khởi nguồn từ các nguyên liệu có sẵn ngoài tự nhiên.
Sự gia tăng các nhu cầu của loài người kéo theo những tiến bộ y học kỹ thuật. Chúng ta đã tận dụng các nguyên liệu tự nhiên thô sơ và tiến hành các hoạt động:
- Tìm cách tự tổng hợp các hoạt chất trong phòng thí nghiệm mà không cần trồng trọt.
- Chiết xuất các hoạt chất có lợi và gia tăng tác dụng của chúng.
Ngoài ra, chúng ta cũng tự nghiên cứu và tạo ra các hoạt chất không thể tìm thấy trong tự nhiên, mang những tác dụng rất mạnh mẽ.
1.2. Sống thuần tự nhiên giữa xã hội hiện đại
Y sinh học hiện đại đã chứng minh tính ưu việt qua suốt lịch sử loài người như: tăng năng suất cây trồng, tạo ra các loại thuốc có tác động mạnh, chống lại bệnh dịch, điều trị thành công các căn bệnh nặng, nâng cao tuổi thọ của loài người, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tật.
Thế nhưng trước các tiến bộ đó, vẫn còn rất nhiều khách hàng ưa thích các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ có nguồn gốc hữu cơ. Việc giữ được lối sống lành mạnh, sử dụng thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm skincare tự nhiên là một trào lưu chưa bao giờ bị dập tắt. Giữa những đồng nghiệp quanh chúng ta, không khó để tìm ra một vài người có quan điểm sống như trên.
Cũng đáng buồn khi không ít người quá cực đoan trong việc theo đuổi lối sống thuần tự nhiên mà xem thường các tiến bộ y sinh học. Có lẽ chỉ khi đối diện trước những căn bệnh nan y, họ mới thẩu hiểu được.
2. Ứng dụng của hoa cúc
Tại sao mọi người nên để ý đến các sản phẩm chứa chiết xuất Hoa Cúc. Phần sau đây sẽ phân tích thành phần rất quen thuộc này nhằm giúp mọi người có thể tự chọn được các sản phẩm phù hợp với cơ địa và tình trạng của mình.
Trong thành phần của các sản phẩm chăm sóc da, nếu để ý bạn sẽ thấy thỉnh thoảng xuất hiện chiết xuất từ Calendula, đây chính là chiết xuất từ hoa cúc. Loài hoa màu vàng này mọc nhiều trong mùa xuân, được sử dụng làm dược liệu khá phổ biến từ nhiều thế kỷ. Bộ phận được dùng nhiều nhất là cánh hoa được ép để lấy tinh dầu hoặc thu lấy dung dịch dùng làm Toner.
Trong nền y dược và văn hóa ẩm thực Phương Đông. Hoa cúc là loại dược liệu quý và phổ biến với nhiều tác dụng cực tốt cho sức khỏe, nhất là đối với người cao tuổi. Trà Hoa Cúc có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao, cải thiện tình trạng của gan, giúp đẹp da và giúp mắt khoẻ mạnh.
Ngoài ra, hoa Cúc có tác dụng làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon, vì thế nên uống trà hoa Cúc sau các bữa ăn hàng ngày. Nó cũng giúp làm giảm co thắt cơ bắp, giảm sốt và viêm miệng.
Các loài trong bộ Hoa Cúc rất nhiều, được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe khá đa dạng như: Cúc Vạn Thọ, Cúc Xuyến Chi, Cúc Chi Vàng, Cúc Họa Mi Trắng…
2.1. Lợi ích của hoa cúc với việc dưỡng da
Lợi ích chính của nhóm Calendula là chống viêm, chống nhiễm trùng, cấp ẩm và làm giảm các kích ứng. Tinh dầu của nó giúp làm mềm mịn da, hợp với người có da khô. Với đặc tính kháng viêm, chiết xuất này có thể giúp giảm ngứa do côn trùng cắn, dị ứng hay bệnh chàm.
Chiết xuất hoa cúc dùng để làm dịu da kích ứng và dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Hoa Cúc còn được điều chế thành dạng thuốc mỡ để dùng trong điều trị viêm da do bức xạ ( thường gặp ở bệnh nhân được áp dụng các biện pháp xạ trị ), hăm tã ở trẻ sơ sinh, vết xước, vết bỏng, phát ban, chàm và da nứt nẻ.
Đặc tính chống nhiễm trùng của Calendula tốt cho cả vết thương hở, mụn trứng cá và các vết loét. Loài hoa này mọc rất nhiều ở Nga, một số người thậm chí còn gọi calendula là Penicillin của nước Nga.
2.2 Loại da nào nên dùng chiết xuất hoa cúc
Thật ra thì hầu hết mọi người đều có thể dùng các sản phẩm dưỡng da chứa hoa cúc. Những bạn có da khô, viêm, bị kích ứng hay rất nhạy cảm thì sẽ thấy nó rất hữu ích.
Đặc tính chống khuẩn của Calendula khiến nó có khả năng làm se khít rất mạnh. Vì lý do đấy nên những người có da dễ bị mụn, lỗ chân lông to có thể thấy thành phần này giúp làm dịu vết mưng mủ, chữa lành và ngừa mụn, đồng thời thu hẹp lỗ chân lông.
Chiết xuất hoa cúc về căn bản không phản ứng với sự bài tiết bã nhờn và dầu thừa trên da mặt. Cho nên với những người có da dầu thì các sản phẩm chứa Calendula sẽ tăng cường khả năng làm sạch chân lông, tăng cường khả năng bù ẩm nhằm tạo ra sự cân bằng giữa dầu và nước. Hiệu ứng đó làm da giảm mụn viêm và lỗ chân lông được xe khít.
Một số Dược Mỹ Phẩm chứa hoa cúc được khuyến nghị bôi trực tiếp lên vùng da có vấn đề trong thời gian điều trị. Mọi người cũng có thể dùng các sản phẩm dạng lỏng như TONER để kéo dài thời gian sử dụng và tiến tới làm dịu, làm khỏe nền da.
Cũng giống như các loại hoa trong tự nhiên, vẫn có một số người bị dị ứng với Hoa Cúc, vì thế chúng tôi đưa ra lời khuyên là hãy thử một lượng nhỏ sản phẩm chứa Calendula trước khi chính thức sử dụng. Cách thực tế nhất là thử vò nát cánh hoa trong tự nhiên (Hoa mua ở siêu thị thường có chứa thuốc hóa học) và thoa lên vùng da mặt, theo dõi xem có bị kích ứng hay không?
Hi vọng qua phần này, các bạn có thể trang bị thêm một số kiến thức bổ ích và chọn đúng sản phẩm với tình trạng của mình. Dưới đây là một số nghiên cứu cơ bản về Calendula.
3. Nghiên cứu thực nghiệm trên người
- Tài liệu gốc: Use Of Cosmetic Products Containing Extract Of Marigold (Calendula Officinalis) In Cases Of Acne Problem At The Educational And Beauty Center “Top Beauty” – Sofia
- Một nghiên cứu khác phân tích chi tiết cách tác động của chiết xuất hoa cúc: Evaluation of various functional skin parameters using a topical cream of Calendula officinalis extract
Nghiên cứu thực nghiệm này được tổ chức tại Trung Tâm Đào Tạo và Làm Đẹp SOFIA. Các khoa dược, khoa sinh học tại đại học THRACE, Bulgaria phối hợp thực hiện vào năm 2010.
Nghiên cứu thực hiện trong 03 tháng, trên 24 người từ 15-31 tuổi. Gồm 8 nam và 16 nữ, tất cả đang bị mụn trứng cá. Hoa cúc được chiết tách theo phương pháp ép và lọc lấy dung dịch, sau đó được xử lý cô đặc ở dạng Gel bôi ngoài da.
Bộ câu hỏi gồm 10 câu được dùng để khảo sát thói quen chăm sóc sức khỏe nói chung và quá trình điều trị mụn trước đó của họ, cũng như kết quả họ đạt được sau 03 tháng nghiên cứu.
CHI TIẾT NGHIÊN CỨU:
Tất cả 24 bệnh nhân đều bị mụn trứng cá theo các cấp độ khách nhau, cùng đồng ý thử nghiệm với sản phẩm chứa chiết xuất hoa cúc vạn thọ.
#Khoảng thời gian bị mụn – Phần lớn đều gặp vấn đề trong ít nhất 01 năm, 07 người đã bị trên 02 năm.
#Loại mụn đang mắc phải – Mụn mủ chiếm cao nhất 33%. Chi tiết các loại mụn khác các bạn xem biểu đồ bên dưới.
#Nơi khám chữa bệnh từng đến – Các bệnh nhân hay tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nhất, tiếp theo là bác sĩ chuyên khoa, cuối cùng là chuyên da về dược mỹ phẩm. Liệu pháp điều trị thường gặp nhất là dùng kháng sinh, corticosteroid và gel hoặc kem để thoa bên ngoài.
Tổng hợp bệnh án từ quá trình điều trị của 24 người tham gia thí nghiệm; Nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá được thống kê lại là do mất cân bằng nội tiết, căng thẳng và do di truyền.
Số người tham khảo ý kiến của chuyên gia dược mỹ phẩm ít nhất, dẫn đến việc bản khảo sát chưa đủ dữ kiện để đánh giá đúng hiệu quả mà các phương pháp thẩm mỹ mang lại.
Khi ở nhà, phần lớn mọi người ưu tiên cho sản phẩm làm sạch da, bộ phận tiếp theo thì ưu tiên dùng kem, phần còn lại dùng gel.
#Thời gian dùng chiết xuất hoa cúc – Phần lớn mọi người dùng nhiều hơn 03 tháng, số còn lại chỉ cần dùng trong 01 – 02 tháng là đã có kết quả khả quan.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM MANG LẠI:
79% số người tham gia nghiên cứu hài lòng với sản phẩm chứa chiết xuất hoa cúc. Cụ thể như sau:
+ Hơn ½ số bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn.
+ 02 trường hợp không có tác dụng, không xảy ra chuyển biến gì cả.
+ 1/3 số bệnh nhân có cải thiện bệnh lý một phần và cần kéo dài thời gian điều trị hơn 03 tháng.
+ 15 người hài lòng, 4 người ít hài lòng, 5 người không hài lòng với kết quả thực nghiệm.
Nhận xét
Đăng nhận xét