Kết Hợp Các Sản Phẩm Chăm Sóc Da Đúng Cách
Giống như dược phẩm, mình tin rằng sản phẩm chăm sóc da cũng có những chống chỉ định. Bản thân người viết không hiểu rõ cách mà các sản phẩm chăm sóc da phản ứng, nhưng cứ tối thiểu hóa các lớp dưỡng da vẫn là an toàn nhất. Vậy làm thế nào để kết hợp các sản phẩm chăm sóc da đúng cách? Mời các bạn theo dõi bài viết sau
Về cơ bản, chỉ cần rửa mặt thật sạch và dùng kem dưỡng ẩm là quy trình lý tưởng nhất. Tuy nhiên da dẻ lúc nào cũng gặp vấn đề về nội tiết, mụn, kích ứng, rám nắng, lão hóa. Vì thế không ít thì nhiều mọi người sẽ sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc da cùng lúc.
Các sản phẩm đi theo bộ do cùng một thương hiệu sản xuất thì quá dễ để sử dụng, họ đã có nghiên cứu kỹ về thành phần nên loại bỏ được các phản ứng tiêu cực, các sản phẩm loại này cũng kèm theo hướng dẫn sử dụng rõ ràng. Vậy nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm từ nhiều hãng khác nhau và muốn kết hợp chúng thì phải làm sao? Các nguyên tắc cơ bản dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn bớt hoang mang.
#1: Bắt đầu từ LỎNG cho đến ĐẶC
Đặc lỏng ở đây tức là đang đề cập đến những sản phẩm có dạng kem đặc hay dạng dung dịch/dầu. Về cơ bản, các sản phẩm như toner, sữa rửa mặt, serum, vitamin… chính là nhóm sản phẩm LỎNG. Các loại kem dưỡng trắng, dưỡng ẩm, kem điều trị mụn, kem chống nắng thuộc nhóm ĐẶC.
Một tham khảo đáng giá các bạn có thể tìm hiểu đó là Phương Pháp Chăm Sóc Da 10 Bước Phong Cách Hàn Quốc. Ảnh dưới miêu tả thứ tự các sản phẩm sẽ được dùng trong khi chăm sóc da, hoàn toàn tuân theo nguyên tắc Lỏng trước Đặc sau.
Để hiểu rõ tại sao lại có quy tắc Lỏng trước Đặc sau, điều cần thiết là phải biết được thành phần sản phẩm. Tất nhiên ta không thể nhớ được mọi thứ, cũng không đủ chuyên môn để đánh giá một rừng thành phần trong các sản phẩm. Nhưng ta sẽ lấy ví dụ về một số thành phần chủ chốt mà đa số các loại kem dưỡng ẩm đang dùng.
Humectants – Thành phần thu hút độ ẩm cho lớp trên cùng của da (ví dụ, glycerine, acid hyaluronic, và urea)
Occlusive Agents – Thành phần ở trên cùng bề mặt da và tạo ra một lớp tường ngăn chặn độ ẩm bốc hơi (ví dụ: dầu, sáp, dầu mỏ và silicone)
Emollients – Đây là chất làm mềm, thành phần ngày giúp sửa chữa và làm mịn da bằng cách lấp đầy khoảng trống trên bề mặt. Chất làm mềm cũng thâm nhập vào da để thay thế các loại dầu bị mất. Hầu hết các chất làm mềm là các loại dầu nhẹ hơn nên chúng cũng cung cấp một lớp bảo vệ để ngăn ngừa mất độ ẩm (ví dụ: propylen, glycol, dầu jojoba và silicone)
Những sản phẩm có các chất kể trên thường sẽ được sử dụng ở bước cuối cùng, như vậy chúng mới phát huy chức năng bảo vệ, khóa ẩm, chống da bị thoát hơi nước. Cũng như không ngăn cản sự hấp thụ của những dưỡng chất / sản phẩm khác.
Các sản phẩm có nước như toner và thuốc tẩy tế bào chết thường chứa rất ít các thành phần được liệt kê ở trên. Nếu có thì chúng được thiết kế chủ yếu để thâm nhập và cung cấp các thành phần hoạt tính vào da, và do đó vẫn phải là lớp sản phẩm được sử dụng trước hết.
#2: Ưu tiên Dược Mỹ Phẩm
Dược Mỹ Phẩm là những sản phẩm chứa các thành phần hoạt tính giải quyết các vấn đề về da cụ thể. Ví dụ như các loại toner AHA và BHA, các loại huyết thanh, vitamin C và các loại kem theo toa như tretinoin.
Các sản phẩm này thường được pha chế với các thành phần có tính xâm nhập vào da. Để da mộc khi dùng dược mỹ phẩm là điều lý tưởng nhất. Cá nhân mình nghĩ không nên dùng kết hợp các loại dưỡng da khác khi đang dùng dược mỹ phẩm.
Tuy vậy vẫn có ngoại lệ: Nhiều sản phẩm điều trị có thể gây khó chịu. Đối với những người có làn da nhạy cảm, thoa kem dưỡng ẩm nhẹ trước khi dùng dược mỹ phẩm có thể giúp giảm thiểu kích ứng.
#3: Tách riêng các sản phẩm dùng NGÀY và ĐÊM
Không tự nhiên mà khi bán thuốc, các dược sĩ thường phải phân loại ra thuốc uống ban ngày, thuốc uống ban đêm. Mỗi hoạt chất đều có thời điểm hoạt động, hấp thu tốt nhất. Một lý do nữa là các hoạt chất đó không thể hoạt động cùng một lúc, như vậy sẽ tạo ra những kích ứng hoặc mất tác dụng điều trị.
Với mỹ phẩm cũng vậy, tránh sử dụng các sản phẩm với các thành phần có thời gian hoạt động khác nhau cùng một lúc. Nhiều bác sĩ da liễu kê đơn retinoids vào ban đêm, và vitamin C hoặc các axit khác vào buổi sáng.
#4: Phải có thời gian chờ giữa các lớp dưỡng
Nếu bạn đang dùng Dược Mỹ Phẩm thì hãy dành ra khoảng 15-20 phút đợi cho lớp dược mỹ phẩm đó thấm hết rồi hẵng thoa lớp dưỡng da tiếp theo. Việc này khá tốn thời gian chờ đợi, vì thế hãy nhớ phân bổ thời gian hợp lý nhé.
#5: Dùng kem chống nắng khi nào
Chưa có quy tắc cụ thể và còn khá nhiều quan điểm trái chiều, nhưng đa phần sự đồng thuận cho đến nay là phụ thuộc vào loại kem chống nắng bạn đang sử dụng. Hiện có 03 loại kem chống nắng được xác định bởi các thành phần SPF của sản phẩm:
- Kem chống nắng hóa dọc (có thể hấp thụ tia UV)
- Kem chống nắng vật lý (có thể ngăn chặn và phản chiếu các tia tử ngoại khỏi bề mặt da)
- Kem chống nắng hỗn hợp – kết hợp cả 2 loại kể trên.
Kem chống nắng hóa học để có thể hoạt động tốt thì nó phải được hấp thụ đúng cách vào da – thường phải bôi trước khi ra ngoài ít nhất 30 phút.
Với kem chống nắng vật lý thì nó phát huy tác dụng ngay khi bôi bằng cơ chế tạo ra lớp phủ trên da, và vì thế nên nó phải được sử dụng sau cùng.
Khuyến cáo của tôi: Kiểm tra các thành phần hoạt tính trong kem chống nắng đang dùng. Nếu nó chủ yếu là titan hoặc kẽm oxit (vật lý blockers) thì phải bôi kem ở bước cuối cùng. Nếu thành phần chủ yếu là các chất sàng lọc hóa học như oxybenzone và avobenzone, vậy thì phải thoa kem chống nắng trước và chờ khô trước khi thoa kem dưỡng ẩm.
Nếu ai đó tò mò thì đây là thói quen của mình.
Buổi sáng: rửa mặt> tẩy tế bào chết (2x tuần)> dưỡng ẩm> kem chống nắng
Buổi tối: Tẩy trang> Rửa mặt > Toner dưỡng ẩm> Huyết thanh dưỡng ẩm > Kem dưỡng ẩm > Trị mụn tại chỗ (thỉnh thoảng hay nổi mụn)
-Minh Nguyệt-
Nhận xét
Đăng nhận xét